React Native bài 2: Text, Image và Button

Chào các bạn, mình là Vũ. Hôm nay mình sẽ tiếp tục seri hướng dẫn react native với bài hướng dẫn về các Component cơ bản Text, Image, Button.
Để cho bài viết được dễ hiểu hơn (và dễ viết hơn, đối với mình), mình sẽ làm 1 ứng dụng (cực kỳ đơn giản) để mọi người mới dễ dàng nắm bắt. Ứng dụng cuối cùng của ta trông sẽ như thế này:

Giao diện ứng dụng

Ứng dụng rất đơn giản, chỉ có 1 dòng Text giới thiệu tên mình, có 1 Image hiển thị mặt của mình, và 1 Button. Khi nhấn vào button sẽ hiện lên 1 thông báo. Quá simple phải không? Mình nghĩ là không cần phức tạp làm gì.
Yeah, giờ ta sẽ bắt tay vào công việc nhé.

[toc]

Khởi tạo project

Ta sẽ tạo project và đặt tên cho nó là TextImageButton. Trong command line, gõ câu lệnh:

react-native init TextImageButton

Đợi chút cho project được tạo xong. Ta sẽ mở thư mục dự án trong IDE (ở đây mình dùng SublimeText). Chạy dự án:

react-native run-android

Sau đó ta thiết lập tùy chọn Hot reloading cho ứng dụng.

Giờ bạn hãy để ý trong file index.js (file này sẽ được load đầu tiên khi ứng dụng khởi chạy):

import App from './App';

AppRegistry.registerComponent('TextImageButton', () => App);

Ở đây ta sẽ sử dụng component App ở trong file App.js là component khởi tạo của ứng dụng.

Lưu ý: để sử dụng 1 class không nằm trong file đang làm việc, ta phải import nó. Import 1 class sử dụng câu lệnh

import tên_class from đường_dẫn_file

Lưu ý: tên đường dẫn file không bắt buộc phải có phần mở rộng.

Ok, giờ ta sẽ vọc tiếp vào component App, đây sẽ chính là nơi ta tạo ra giao diện cho ứng dụng này.

StyleSheet

Như bài trước mình đã nói, Component là thứ hiển thị ra giao diện của người dùng. Mỗi Component đều phải có 1 hàm render() để trả ra các View. Component App này cũng vậy. Nó cũng có 1 hàm render(), và hiện tại nó đang trả về 1 View chứa 3 đối tượng Text bên trong. Trước tiên mình sẽ xóa 3 dòng Text đó đi, và tùy chỉnh 1 chút giao diện cho View, sử dụng StyleSheet.

Hàm render của mình hiện tại sẽ thế này:

render() {
    return (
      <View style={styles.containerStyle}>
        
      </View>
    );
  }

Đối với Android và iOS, ta phải sử dụng XML để style cho các thành phần giao diện, thì trong React Native, chúng ta tùy chỉnh giao diện bằng JavaScript. Mọi Component đều có 1 thuộc tính style. Bạn có thể thấy đối tượng View có thuộc tính

style={styles.containerStyle}

Hãy nhìn xuống cuối file App.js. Có 1 hằng số styles được định nghĩa sẵn như vậy:

const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    justifyContent: 'center',
    alignItems: 'center',
    backgroundColor: 'white',
  },
  welcome: {
    fontSize: 20,
    textAlign: 'center',
    margin: 10,
  },
  instructions: {
    textAlign: 'center',
    color: '#00FF00',
    marginBottom: 5,
  },
});

Đây chính là nơi tùy chỉnh các giao diện của các đối tượng được render ra bởi Component. Bạn có thể thấy nó gần giống với cấu trúc của CSS. Và đối tượng View ở hàm render đang sử dụng đối tượng con containerStyle thuộc const styles để làm style hiển thị. Giờ mình muốn thay đổi màu nền thành màu hồng cho nam tính, mình sẽ sửa lại đối tượng container như sau:

containerStyle: {
    flex: 1,
    justifyContent: 'center',
    alignItems: 'center',
    backgroundColor: '#ffc1c1',
  }

và xóa đi 2 đối tượng instruction và welcome không dùng đến. Styles của chúng ta giờ sẽ thế này:

const styles = StyleSheet.create({
  containerStyle: {
    flex: 1,
    justifyContent: 'center',
    alignItems: 'center',
    backgroundColor: '#ffc1c1',
  }
});

Giờ save lại ta đã thấy sự thay đổi:

Ok, như vậy là đã đổi đc background của màn hình.
Tóm lại, ta chỉ cần nhớ, để tạo ra style cho các Component ta sử dụng hàm:
StyleSheet.create() rồi định nghĩa các style bên trong. Và tất nhiên không quên import class StyleSheet qua câu lệnh import. Ở đây mình sẽ import 1 lượt tất cả các Component sử dụng trong ứng dụng như sau:

import {
  Platform,
  StyleSheet,
  Text,
  View, 
  Image,
  Alert,
  TouchableOpacity
} from 'react-native';

Chúng ta sẽ sử dụng Styles xuyên suốt quá trình phát triển ứng dụng. Vì vậy mình sẽ nói kỹ hơn ở các phần tiếp tới. Giờ hãy tạo 1 dòng Text trên màn hình nào.

Text

Ở trên ta đã khai báo ViewComponent tổng, nó chứa tất cả các Component con bên trong. Để hiển thị 1 dòng Text, ta sẽ khai báo thêm 1 Component Text nằm trong View như sau:

<View style={styles.containerStyle}>
      <Text style={styles.textStyle}>Xin chào tất cả mọi người, mình là Vũ</Text>
</View>

Việc khai báo đối tượng Text quá đơn giản đúng không. Ở đây component Text có style là đối tượng con textStyle thuộc biến styles. Ta khai báo thêm đối tượng textStyle để tùy chỉnh giao diện cho Text nào:

const styles = StyleSheet.create({
  containerStyle: {
    flex: 1,
    justifyContent: 'center',
    alignItems: 'center',
    backgroundColor: '#FFC1C1',
  },
  textStyle:{
    color:'#990000',
    fontSize:25,
    textAlign:'center',
    justifyContent:'center',
    margin:40
  }
});

Như vậy là đã khai báo textStyle có màu chữ (color), cỡ chữ (fontSize), thuộc tính căn chỉnh (textAlign), khoảng cách với các đối tượng khác (margin), ta thử save lại và kiểm nghiệm kết quả:

Yeah, trông khá đẹp. Đúng không? Giờ Mình sẽ thêm 1 hình ảnh trên màn hình ứng dụng sử dụng component Image.

Image

Ta sẽ tạo 1 Image và load ảnh từ 1 url trên internet vào image đó. Ở trong View, ta thêm component Image như sau:

<View style={styles.containerStyle}>
      <Text style={styles.textStyle}>Xin chào tất cả mọi người, mình là Vũ</Text>
      <Image style={styles.imageStyle}
             source={{uri: 'https://cungdev.com/wp-content/uploads/2018/02/avatar-300x300.jpg'}}>
      </Image>
</View>

Như các bạn thấy ngoài thuộc tính style như đã trình bày, Image còn có thêm 1 thuộc tính source. Đây chính là thuộc tính chỉ ra nguồn (địa chỉ) hình ảnh sẽ được load ra. ở đây mình truyền vào 1 uri, có giá trị là địa chỉ ảnh trên internet.

Và cuối cùng, ta tạo ra imageStyle bằng cách thêm vào trong biến styles:

imageStyle:{
    width: 200, height: 200,
    marginBottom:20,
    borderTopLeftRadius:10,
    borderTopRightRadius:10,
    borderBottomLeftRadius:10,
    borderBottomRightRadius:10
  }

Như các bạn thấy Image này sẽ có kích thước 200×200, bo 4 góc 10 pixel. Rất đơn giản đúng không. Save lại và ta thấy:

Okie, giờ sẽ đến phần tạo 1 nút bấm nhé.

Button

Trong React Native, ta có thể sử dụng component TouchableOpacity để hiển thị dạng nút bấm (button). Thêm vào đó ta sẽ sử dụng thuộc tính onPress để định nghĩa các hành động khi người dùng bấm vào TouchableOpacity đó.
Đầu tiên,mình sẽ tạo 1 thư mục để chứa ảnh cho button. Trong thư mục gốc project, mình sẽ tạo 1 thư mục img để chứa ảnh, và ném 1 file ảnh có tên button.png vào. Sau đó mình khai báo thêm Component TouchableOpacity như sau:

<TouchableOpacity onPress={() => { Alert.alert('cungdev.com', 'Xin chào các bạn');}}>  
      <Image style={styles.imageButtonStyle} source={require('./img/button.png')}></Image>
</TouchableOpacity>

Thứ nhất, các bạn thấy là ta đã định nghĩa sự kiện khi bấm vào TouchableOpacity thông qua thuộc tính onPress. Ở đây ta sẽ cho hiển thị 1 dialog lên.
Thứ 2, TouchableOpacity chỉ là Component bắt sự kiện onPress, còn để hiển thị giao diện Button theo ý muốn ta cần định nghĩa các Component bên trong TouchableOpacity, như ở bên trên mình sử dụng 1 Image. Ta định nghĩa thêm style cho Image:

imageButtonStyle:{
    width:70, height:70
  }

Thứ 3, các bạn thấy ở đây source của Image không còn là 1 uri trên internet, mà là 1 file ảnh trong project. Mình sử dụng thuộc tính source:

source={require('./img/button.png')}

Chính là require tới file ảnh mà mình mới tạo trong thư mục img ban đầu. Save lại và ta thấy:

và khi bấm vào, ta thấy:

Ok, vậy là đã bắt sự kiện thành công cho button. Đơn giản đúng không.

Tổng kết

Bài này mình đã trình bày xong về các Component cơ bản như View, Text, Image, TouchableOpacity. Mình cũng trình bày sơ qua về cách tùy chỉnh giao diện sử dụng StyleSheet. Trong bài sau mình sẽ nói kỹ hơn về vấn đề style các Component trong ứng dụng. Hãy theo dõi nhé.

React Native bài 1: Cài đặt React Native và viết ứng dụng đầu tiên

React Native là 1 framework phát triển ứng dụng di động do Facebook phát hành. Chỉ với 1 bộ source code viết bằng javascript, bạn có thể build ra ứng dụng cho cả 2 nền tảng iOS và Android rất dễ dàng. Không giống các ứng dụng đa nền tảng khác như web hay hybrid, React Native vẫn sử dụng cốt lõi là các module native của iOS và Android. Từ đó hiệu năng của ứng dụng viết bằng React Native là hoàn toàn vượt trội.

Cộng đồng React Native cũng đang ngày 1 phát triển và nhu cầu tuyển dụng cũng ngày 1 tăng lên. Tương lai của React Native rất là sáng sủa bởi nó được phát triển và hậu thuẫn bởi ông lớn Facebook. Vì vậy nếu bạn có kiến thức về React native thì sẽ là 1 lợi thế rất lớn. Hãy cũng mình tìm hiểu về framework thú vị này trong loại bài tutorial hướng dẫn React Native.

[toc]

Cài đặt React Native

Cài đặt NodeJS

Việc đầu tiên ta phải làm là cài đặt Node để có được trình quản lý package npm. Trong quá trình phát triển ứng dụng React Native ta sẽ phải sử dụng rất nhiều đến giao diện cosole. Bởi vậy nên cài đặt Node là điều bắt buộc.

Các bạn vào đây để download Node JS. Lưu ý: Hiện tại React Native mới chỉ làm việc trơn tru với phiên bản npm 4. Đối với npm version 5 trở lên, hoạt động vẫn chưa được ổn định. Bởi vậy mình khuyến cáo nên tải bản NodeJS chứa npm phiên bản 4:

Chọn NodeJS với npm version 4

Cài đặt React Native

Sau khi cài xong NodeJS, ta tiếp tục cài đặt React Native. Đầu tiên hãy cài đặt CLI của React Native (Command Line Interface). Đây là trình hỗ trợ dòng lệnh console của React Native. Bạn mở console lên và cài đặt CLI sử dụng câu lệnh:

npm install -g react-native-cli

Chờ 1 lúc cho tiến trình chạy xong. Tiếp theo ta cài đặt React Native:

npm install -g create-react-native-app

Như vậy là xong, ta đã hoàn thành xong việc cài đặt React Native.

Cài đặt môi trường phát triển Android

Bạn cần biết rằng, bản chất của React Native là sử dụng javascript chọc xuống dưới nền tảng native (Android, iOS) để sử dụng các nền tảng đó. Javascript chỉ là lớp bề mặt, phần nổi của ứng dụng, nó chỉ có vai trò gọi và sử dụng các thành phần native. Vì vậy để phát triển ứng dụng, bạn vẫn cần phải cài đặt môi trường phát triển. Đối với Android bạn cần:

  • Cài đặt JDK.
  • Cài đặt Android Studio.
  • Thêm biến môi trường JAVA và ANDROID_HOME: là địa chỉ thư mục jdk và android sdk của bạn.
  • Thêm biến môi trường adb: là địa chỉ file adb.exe chứa trong Android SDK.

Cài đặt môi trường phát triển iOS

Tương tự như Android, nếu muốn React Native build ra 1 ứng dụng iOS, bạn cần:

  • Cài đặt MacOS (hoặc mua Macbook), miễn sao bạn có MacOS.
  • Cài đặt XCode.

Như vậy là mình đã hướng dẫn xong phần cài đặt môi trường để phát triển ứng dụng bằng React Native. Tiếp theo, hãy viết ứng dụng đầu tiên.

Sử dụng IDE nào để phát triển React Native

Để code React Native, ta có thể dùng rất nhiều IDE. Tùy sở thích của từng người sẽ chọn ra cho mình 1 IDE để làm việc. Bởi vì cốt lõi của việc phát triển React Native vẫn là native, nên khi bạn đã cấu hình xong môi trường phát triển (Android, iOS) thì việc bạn dùng trình soạn thảo code nào cũng đều OK. Thậm chí bạn có thể dùng Notepad hãy TextEditor để code cũng không vấn đề gì.

Tuy nhiên, mình xin đưa ra 1 vài IDE hữu ích hơn để bạn tham khảo:

Tham khảo cách cấu hình để code React Native cũng như sử dụng từng loại IDE trên ở đây:

https://www.icicletech.com/blog/top-10-editors-for-react-native

Cá nhân mình thì mình dùng Sublime Text cho nhẹ và phù hợp với sở thích.

Ứng dụng React Native đầu tiên

Các bạn tạo 1 project React Native bằng câu lệnh:

react-native init reactTutorialApp

Tiếp theo di chuyển đến thư mục project đã tạo:

cd reactTutorialApp

Như vậy là bạn đang đứng trong thư mục project và sẵn sàng cho việc build ứng dụng. Bạn hãy chạy sẵn 1 máy ảo. Mình sử dụng máy ảo Android mặc định được cung cấp bởi AVD. Sau khi khởi động máy ảo, hãy thử build project bằng câu lệnh:

react-native run-android

Và chờ đợi quá trình build và xem kết quả:

Ok, vậy là ta đã build xong ứng dụng React Native đầu tiên. Khá đơn giản đúng không.

Khái niệm đầu tiên, Component

Sau khi đã chạy thành công project, ta thấy ứng dụng mặc định này đơn giản chỉ hiển thị vài dòng Text lên màn hình. Giờ mình sẽ thay đổi nội dung của chúng xem sao.

Hãy mở IDE của bạn và trỏ thư mục làm việc tới thư mục project. Trong Sublime Text thì nó sẽ thế này:

Tiếp theo hãy chọn file App.js. Mặc định, đây sẽ là file được cấu hình để chạy đầu tiên khi khởi động app. Hãy bỏ qua mọi thứ râu ria và chú ý vào phần khai báo class App:

export default class App extends Component<Props>

Nội dung của class này sẽ quyết định cái gì sẽ được hiển thị lên màn hình ứng dụng.

Ta thấy class App kế thừa Component. Khi bạn code React native, bạn sẽ làm việc với Component rất rất nhiều. Bởi lẽ tất cả những thứ được hiển thị lên trên app đều được kế thừa từ Component. Hay nói cách khác, Component là class đại diện cho các thành phần giao diện. Nó cũng giống như View ở bên Android hay iOS vậy.

Tiếp theo, hãy để ý trong class App có 1 hàm render(). Hàm này sẽ định nghĩa các thành phần hiển thị lên giao diện ứng dụng. Trong mọi class kế thừa từ Component, ta đều phải khai báo hàm này. Các bạn có thể thấy thân hàm render() có nội dung khá giống với 1 cấu trúc HTML. render() trả về 1 đối tượng View chứa 3 đối tượng Text bên trong. ViewText đều được khai báo thông qua các thẻ. ViewText đều kế thừa từ Component.

Ta thấy trong thân của các thẻ Text đều được định nghĩa nội dung hiển thị. Ta sẽ thay đổi nội dung của chúng, ví dụ như sau:

  render() {
    let imageSource = {uri:"http://photos.wikimapia.org/p/00/03/16/67/72_full.jpg"};
    return (
      <View style={styles.container}>
        <Text style={styles.welcome}>
          Seri Hướng dẫn React Native
        </Text>
        <Text style={styles.instructions}>
          Xin chào mọi người
        </Text>
        <Text style={styles.instructions}>
          Tôi là Dương Vũ
        </Text>
        
      </View>
    );
  }

Sau đó build lại ứng dụng bằng câu lệnh:

react-native run-android

Kết quả:

Tóm lại, các bạn chỉ cần nhớ rằng, mọi giao diện hiển thị trên app đều kế thừa Component.

Component là 1 lớp chứa hàm render() để khai báo các thành phần giao diện. Trong hàm render này, các giao diện (hay còn gọi là Component) được khai báo qua các thẻ có cấu trúc giống HTML.

Chế độ Hot Reloading

Như các bạn thấy ở phần trên, mỗi khi ta có chỉnh sửa gì đó trong code, ta lại phải build lại ứng dụng qua dòng lệnh. Như vậy thì rất là bất tiện. Nhận thấy điều đó, React Native đã hỗ trợ cho chúng ta chức năng Hot Reloading. Tức là mỗi khi bạn thay đổi và save code, thì lập tức ứng dụng sẽ được load lại một cách tự động.

Enable Hot Reloading trên Android

Để bật tính năng này trên android, bạn build app lên máy rồi gõ dòng lệnh trong console:

adb shell input keyevent 82

Lập tức, 1 developer menu hiện lên, bạn hãy chọn Enable Hot Reloading và Enable Live Reloading.

Enable Hot Reloading trên iOS

Đối với iOS, bạn cũng build app rồi ấn Cmd + D để hiển thị menu developer. Rồi chọn Enable Live Reload:

Sau khi đã bật tính năng này thì mỗi khi các bạn save code, ứng dụng sẽ được tự động load lại. Rất thuận tiện đúng không.

Tổng kết

Vậy là bài này mình đã hướng dẫn các bạn cách cài đặt React Native, build ứng dụng đầu tiên và chỉnh sửa Component Text của ứng dụng. Bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu về các khái niệm cơ bản khác của React Native. Đồng thời cũng nói qua về 1 số các Component mà chúng ta sẽ hay gặp trong quá trình phát triển. Hãy theo dõi nhé.